Cá nhiễm phenol ăn được không?

ca phenol 1Tôi nhận được nhiều câu hỏi từ người đọc liên quan đến phenol trong cá.  Nhà nước  nói phenol và cyanur là những chất độc, là nguyên nhân gây cá chết ở Miền Trung. Nhưng trong bài viết “Chẳng lẽ con cá đến thời mạt vận?” (*), tôi lại cho rằng, phenol trong cá không độc? Có nhầm lẫn gì không?

Vũ Thế Thành

Trong bài viết trên (ngày 17/6/2016), tôi đã nêu nguồn dẫn chứng rồi, nhưng vẫn bị hỏi nhiều quá. Nay xin lên tiếng một lần cho xong.

“Nếu có đĩa cá Vũng Áng trước mặt, ông dám ăn không?”

“Nếu có đĩa cá Vũng Áng trước mặt, ông dám ăn không?”

Theo công bố của chính phủ, xác định chỉ có lò luyện cốc gây ra hỗn hợp độc tố khiến cá chết hàng loạt. Hỗn hợp này gồm hydroxid sắt, cyanur và phenol. Hỗn hợp chất độc gồm phenol, cyanur, hydroxid sắt đã theo dòng hải lưu trôi từ Hà Tĩnh xuống Thừa Thiên – Huế. Hỗn hợp này là một “ổ” độc, đi tới đâu hút các ion kim loại và oxy tới đó khiến cá chết hàng loạt vì thiếu dưỡng khí. Nhà nước giải thích như thế thì biết thế.

Theo công bố này thì, cá chết hàng loạt là do chết ngạt vì thiếu oxy. Cá bị chết ngạt, chứ không phải chết vì ngộ độc cấp tính do phenol hay cyanur trong nước biển.

Vậy nếu ăn cá bị chết ngạt như thế có bị ngộ độc không? Xin trả lời: Tôi không biết.

Quá trình luyện than coke xả ra nhiều chất độc (chưa bàn đến những chất khí có hại), không chỉ là phenol, cyanur,.. mà còn có thêm các chất hydrocarbon phương hương đa vòng (PAHs – Polycyclic Aromatic Hydrocarbons), kể cả những PAHs chứa gốc phenol nữa. Những loại PAHs được xác định là gây ung thư.

Ngoài ra các khâu khác trong quá trình tạo gang thép, luyện thép, đúc thỏi, cán thép,…đều thải ra những chất độc hại trên, kể cả các kim loại nặng (crom, cadmium, arsenic,..)

Những độc chất này (PAHs và kim loại nặng) không được công bố một cách hệ thống.

Cá sống ở vùng biển ô nhiễm có thể bị nhiễm những độc chất này, nhưng chúng không chết ngay (ngộ độc cấp tính). Con người ăn cá cũng không chết ngay, nhưng độc chất, nhất là kim loại nặng tích lũy dần, đến ngày nào sẽ phát bệnh (ngộ độc mãn tính). Ngộ độc do nước biển nhiễm thủy ngân ở vịnh Minamata (Nhật) phải hơn 20 năm, dân địa phương mới phát bệnh.

Nếu cá chỉ nhiễm phenol thôi, và với mức nhiễm như hiện nay, thì ăn cá không sao cả. Trên thế giới, không có quy định giới hạn về phenol trong cá nói riêng, và thủy sản nói chung, kể cả trong thực phẩm khác nữa. Trong bài  “Chẳng lẽ con cá đến thời mạt vận?”, tôi đã trích dẫn từ nguồn của Cơ quan An toàn Thực Phẩm Châu Âu (EFSA) rồi, kể cả FDA của Mỹ cũng thế.

Phenol có thể gây độc hại cho con người qua đường hô hấp (mà khí thải từ Formosa luyện thép chắc chắn có, nhưng xử lý tới đâu thì không rõ). Nhưng ngộ độc phenol do ăn uống thì  chưa thấy ghi nhận.

Tuy nhiên, nước xả thải công nghiệp và nước biển liên quan đều có quy định về mức phenol, do phenol có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái của vùng sông nước và biển. Không thể lấy mức quy định phenol cho nước biển hay nước uống để áp đặt lên cá hay thực phẩm được, trừ khi Việt Nam muốn đi trước thế giới về mức phenol trong thủy sản.

Vì không thể biết (mà muốn biết hơn cũng không được), cá miền Trung Bắc bộ ngoài nhiễm phenol còn nhiễm thêm những độc chất gì nữa không, và nhiễm ở mức độ nào, nên nếu hỏi cá Vũng Áng có ăn được hay không. Tôi xin lặp lại câu trả lời: Tôi không biết.

Có nhà báo, mặt đối mặt, hỏi khó tôi. “ Ông trả lời rằng, ông không biết. Nhưng nếu có đĩa cá Vũng Áng trước mặt, ông dám ăn không?” Tôi xin trả lời luôn: KHÔNG .

Vũ Thế Thành (vuthethanh202@gmail.com)

——-

(*) Chẳng lẽ con cá đến thời mạt vận –   https://thanggianhome.wordpress.com/2016/06/17/chang-le-con-ca-den-thoi-mat-van/#more-2892

(**)http://seafood.oregonstate.edu/.pdf%20Links/Opinion%20of%20the%20Scientific%20Panel%20on%20Contaminants%20in%20the%20Food%20Chain.pdf –  EFSA journal 2005 – Contaminants in the food chain on a request from the European Parliament related to the safety assement of wild and farmed fish

.

This entry was posted in An toàn thực phẩm and tagged . Bookmark the permalink.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s